Kiến Thức

Kinh nghiệm khi chọn VPS

 

Nếu họ không thể cung cấp sự hỗ trợ 24/7 thì thật sự bạn đang lãng phí tiền đấy! Hãy tưởng tượng, nếu bạn đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trên website mà mãi không thấy xử lý, bạn sẽ mất nhiều khách hàng tiềm năng, và khách hàng là tiền bạc. Đó là điều quan trọng nhất bạn cần biết khi lựa chọn một nhà cung cấp máy chủ ảo VPS.

Khi bạn đã quyết định chuyển sang dùng VPS thì hãy quan tâm đến những yếu tố sau để chọn loại VPS tốt nhất cho trang web của bạn. VPS hosting không giống như các máy chủ chia sẻ (shared hosting) do đó cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố để có tác dụng với mong muốn của bạn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ” Cần chú ý những gì khi chọn VPS” nhé.

Yếu tố 1: VPS được quản lý hay không?

Với shared hosting thì bạn không có quyền truy cập root vào server và vì vậy không thể quản lý được server, nhưng với vps hosting thì toàn bộ máy chủ ảo sẽ được bàn giao sang cho bạn. Sẽ cần một ai đó quản lý và điều khiển hiệu suất của server. Nếu người quản lý là nhà cung cấp dịch vụ , nó được gọi là managed vps, hoặc nhà cung cấp dịch bán kèm theo một dịch vụ quản trị.

Nếu bạn tự quản trị, bạn luôn phải theo dõi và điều chỉnh hiệu suất và giữ cho máy chủ hoạt động ở tình trạng tốt nhất. Nếu phần mềm máy chủ bị lỗi, hoặc những vấn đề về bảo mật thâm nhập hệ thống, bạn phải trực tiếp xử lý vấn đề đó. Vì vậy nếu bạn là một tay gàn công nghệ, người biết những vấn đề bên trong và ngoài hệ thống quản lý, quen thuộc với những công việc như tắt bật, sửa chữa, khởi động lại server; bạn có thể yên tâm sử dụng VPS hosting mà không cần mua thêm dịch vụ quản trị. Còn nếu không, hãy chịu khó đầu tư thêm một chút.

Một lần nữa, biên độ giá cho VPS có kèm theo dịch vụ quản trị giao động giữa các nhà cung cấp khác nhau và tiêu chí khác nhau giữa các gói dịch vụ. Có những nhà cung cấp mặc dù có bán kèm dịch vụ quản trị, nhưng họ chỉ giới hạn trong một số trường hợp nào đó, hãy tham khảo chính sách trước khi quyết định.

Yếu tố 2: Windows hay Linux

Một yếu tố quan trọng khác bạn nên lưu tâm là hệ điều hành của máy chủ. Windows hoặc Linux là hai hệ điều hành cho máy chủ phổ biến mà các nhà cung cấp đề nghị. Linux là một phần mềm mã nguồn mở và rẻ hơn Windows. Máy chủ trên nền tảng Linux cũng linh hoạt và hỗ trợ nhiều loại ứng dụng hơn. Vì vậy Linux là một lựa chọn tốt (thậm chí là tốt hơn windows) trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số ứng dụng không được hỗ trợ trên Linux hoặc hỗ trợ tốt hơn trên Windows. Vì vậy nếu bạn có ý định cài đặt hoặc sử dụng những ứng dụng đó, ví dụ như ASP, ASP.NET,… bạn nên lựa chọn sử dụng VPS trên nền tảng Windows.

Yếu tố 3: Cấu hình máy chủ.

Cấu hình của máy chủ đóng vai trong quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của website. Loại vi xử lý nào, bao nhiêu RAM sẽ được dùng, dung lượng ổ cứng sẽ được sử dụng là bao nhiêu…tất cả yếu tố đó đều quan trọng. Một bí mật bạn cần biết đó là máy chủ có phần cứng mới hơn, mạnh hơn, CPU hiện đại hơn…không có nghĩa là VPS của bạn sẽ chạy nhanh hơn. Tùy theo chính sách chia sẻ tài nguyên của nhà cung cấp, bạn nên quan tâm đến tính dự phòng, số nhân (core) CPU và tốc độ tối đa được cấp phát (tính bằng GHz).

Yếu tố 4: Dự phòng và mở rộng.

Khả năng dự phòng được hiểu là có một nguồn tài nguyên dự trữ có sẵn, đặc biệt ở trung tâm dữ liệu. Nếu nguồn điện xảy ra sự cố sụp nguồn, máy phát và hệ thống UPS nên được chuẩn bị sẵn, nếu dịch vụ của ISP bị gián đoạn, một số giải pháp thay thế nên được chuẩn bị sẵn, nếu máy chủ bị quá tải, những server khác nên được chuẩn bị sẵn , vân vân và vân vân. Khả năng mở rộng, một mặt khác, thể hiện khả năng xử lý những trường hợp tăng đột biến lưu lượng trên server. Cả hai yếu tốt này kết hợp với nhau sẽ góp phần giúp cho hiệu suất hệ thống ổn định hơn, tránh sập web,

Yếu tố 5: Lưu lượng băng thông cho phép.

Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ VPS đều áp đặt một lượng băng thông nhất định cho máy chủ của bạn, nếu muốn thêm thì phải trả tiền. Nếu bạn chọn một VPS lưu trữ web, hãy chắc chắn bạn không trả quá nhiều tiền trong khi gói dịch vụ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.

Yếu tố 6: Hỗ trợ khách hàng.

Cho dù hệ thống máy chủ VPS của bạn có tốt như thế nào, những vấn đề nhỏ vẫn cứ xảy ra. Trong những tình huống như thế, bạn cần một đội ngũ hỗ trợ để xử lý vấn đề. Nếu họ không thể cung cấp sự hỗ trợ 24/7 thì thật sự bạn đang lãng phí tiền đấy! Hãy tưởng tượng, nếu bạn đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trên website mà mãi không thấy xử lý, bạn sẽ mất nhiều khách hàng tiềm năng, và khách hàng là tiền bạc. Tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra đội ngũ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ trước khi quyết định có trả tiền cho họ hay không.

Yếu tố 7: Khả năng chi trả.

Hãy luôn tính toán và tham khảo giá của nhiều nhà cung cấp khác nhau trước khi quyết định chọn lựa nhà cung cấp cho riêng mình. Chi phí luôn là một yếu tố bạn không nên hoàn toàn lờ đi. Những nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính thêm tiền cho những goi dịch vụ quản trị hay những gói dịch vụ có nguồn tài nguyên lớn hơn. Bạn hãy tính toán thật kỹ để quyết định gói dịch vụ nào là phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.

Kết luận:

Máy chủ VPS sẽ trở nên cực kỳ cần thiết trong một vài thời điểm nhất định của website bạn. Bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng khi chọn loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Rõ ràng rằng bạn sẽ không thể thực hiện điều này mà không biết trước nhu cầu của mình. Cho nên, hãy bắt tay vào tính toán và đưa ra những con số thể hiện nhu cầu của bạn. Những con số này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thuê VPS tại đây. BKhost sẽ luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn !

Exit mobile version